Xét nghiệm và điều trị COVID-19

Publication date: January 2, 2024

Việc xét nghiệm có thể xác định bạn có nhiễm COVID-19 hay không. Có hai phương pháp điều trị đã được phê duyệt để giúp ngăn ngừa bệnh nặng ở những người có nguy cơ cao hơn bị nhiễm COVID-19.

English | 繁體中文 简体中文 | Français | ਪੰਜਾਬੀ | فارسی | Tagalog | 한국어 | Español | عربى | Tiếng Việt | 日本語 | हिंदी Українська Русский

Cập nhật mới nhất:  Ngày 2 tháng 1 năm 2024

Để có thông tin cập nhật nhất, hãy truy cập trang bằng tiếng Anh

Trên trang này


Xét nghiệm COVID-19

Việc xét nghiệm có thể xác định bạn có mắc COVID-19 hay không. Nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng của mình hoặc liệu bạn có nên làm xét nghiệm COVID-19 hay không, hãy sử dụng công cụ Tự Đánh giá COVID-19.

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh

Các xét nghiệm nhanh có thể được sử dụng để xét nghiệm tại nhà những người có triệu chứng COVID-19.

Bộ xét nghiệm được cung cấp miễn phí tại nhiều hiệu thuốc cộng đồng. Bất cứ ai cũng có thể yêu cầu một bộ. Bạn không cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân.

Nếu bạn không thể đến hiệu thuốc, bạn bè hoặc thành viên gia đình có thể lấy một bộ xét nghiệm cho bạn.

Tìm bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh

 

Cách sử dụng bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà

Mỗi bộ đều có hướng dẫn về cách sử dụng các xét nghiệm. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ nếu bạn có thắc mắc.

Để biết thêm thông tin về xét nghiệm COVID-19, vui lòng xem trang Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh British Columbia (BCCDC).

t nghiệm cho mục đích đi lại

Việc xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trước khi đi xa không được cung cấp thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe của tỉnh B.C. Bạn có thể được là trường hợp ngoại lệ nếu bạn phải đi xa vì lý do y tế.


Các phương pháp điều trị dành cho những người đã nhiễm COVID-19

hai phương pháp điều trị COVID-19 hiện đã được phê duyệt để sử dụng nếu bạn có các triệu chứng COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình: 

  • Paxlovid là một loạt các viên thuốc kháng vi-rút thể uống tại nhà
  • Remdesivir phải được truyền qua tĩnh mạch bắt buộc phải đến phòng khám hoặc bệnh viện 

Những phương pháp điều trị này không giúp bạn phòng tránh việc bị nhiễm COVID-19. Chúng được sử dụng để ngăn ngừa bệnh nặng ở những người có nguy cơ cao hơn khi đã bị nhiễm COVID-19.

Để có hiệu quả, phải bắt đầu các phương pháp điều trị này trong vòng 7 ngày kể từ ngày xuất hiện các triệu chứng. Vì lý do an toàn, các phương pháp điều trị này phải do chuyên gia chăm sóc sức khỏe kê đơn. Bạn có thể không thể nhận được điều trị nếu bạn cũng đang sử dụng các loại thuốc khác. 

Hãy truy cập trang web của BCCDC để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị COVID-19.


Ai có thể tiếp cận các phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị có thể hữu ích nếu bạn có các triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải bắt đầu xuất hiện trong 7 ngày qua và có kết quả xét nghiệm dương tính. Bạn có thể đủ điều kiện nhận Paxlovid nếu bạn thuộc bất kỳ tình huống nào sau đây:

Hoặc 2 trong số 3 tình huống sau đây.

Người cao tuổi: 

  • 70 tuổi trở lên 
  • 60 tuổi trở lên là người Bản địa 

Chưa được chủng ngừa, hoặc chưa nhận 2 liều vắc-xin cộng với một liều nhắc lại trong năm qua 

Mắc 1 hoặc nhiều bệnh trạng mạn tính nghiêm trọng: 

Để biết thông tin về các loại thuốc kháng vi-rút khác bao gồm Remdesivir, hãy xem trang Điều trị của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh BC.

Hiện tại, các phương pháp điều trị COVID-19 được khuyến nghị cho những người từ 18 tuổi trở lên

 

Bị suy giảm miễn dịch

Nếu bạn có một tình trạng sức khỏe gây suy giảm hệ miễn dịch của mình thì bạn được coi là cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.


  • Ghép tạng rắn và nhận điều trị ức chế miễn dịch
  • Ghép tủy xương hoặc tế bào gốc
  • Điều trị bệnh ung thư, bao gồm cả các khối u huyết học ác tính
  • Chẩn đoán bị tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát ở mức độ từ trung bình đến nặng
  • HIV chưa được điều trị hoặc tiến triển (CD4 ≤ 200 tế bào/mm3)
  • Đang lọc máu hoặc bị bệnh thận nặng và đang dùng bất kỳ loại thuốc ức chế miễn dịch nào
  • Đang được điều trị ức chế miễn dịch
    • Steroid liều cao
    • Các chất sinh học (ví dụ: adalimumab, etanercept, infliximab, các sản phẩm interferon)
    • Các chất chống CD20 (ví dụ: rituximab, ocrelizumab, ofatumumab, obinutuzumab, ibritumomab, tositumomab)
    • Các chất làm suy giảm tế bào B (ví dụ: epratuzumab, belimumab, atacicept, anti-BR3, alemtuzumab)
    • Các chất ức chế miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide, cisplatin, methotrexate)
  • Đã nhận được một lá thư từ Văn phòng của Cơ quan Y tế Tỉnh nói rằng bạn cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng (CEV) vì bạn bị suy giảm miễn dịch 
 

Cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào sau đây thì bạn được coi là cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.


  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng hoặc hen suyễn cần nhập viện trong năm qua
  • Dùng các chất sinh học cho bệnh hen suyễn, bệnh phổi nặng ít nhất một trong những tình trạng sau: 
    • Liệu pháp oxy tại nhà dài hạn
    • Đánh giá để ghép phổi
    • Cao huyết áp động mạch phổi nặng
    • Xơ phổi nặng/bệnh phổi kẽ
  • Rối loạn máu hiếm gặp
  • Bnh tiu đường được điu tr bng Insulin
  • Cắt bỏ lá lách hoặc lá lách không hoạt động
  • Khuyết tật phát triển nặng, bao gồm:
    • Hội chứng Down
    • Bại Não
    • Khuyết tật Phát triển Trí tuệ (IDD)
    • Nhận hỗ trợ từ các tổ chức Lựa chọn sự Hỗ trợ để Sống Độc lập (Choice in Supports for Independent Living - CSIL) hoặc Sống Cộng đồng British Columbia (Community Living British Columbia - CLBC) 
  • Đang mang thai và mắc bệnh tim nghiêm trọng (bẩm sinh hoặc mắc phải) cần được bác sĩ tim mạch theo dõi trong suốt thai kỳ
  • Các bệnh lý thần kinh hoặc các tình trạng khác gây yếu cơ đáng kể xung quanh phổi cần sử dụng máy thở hoặc thông khí liên tục hai mức áp lực dương đường thở (Bi-level positive airway pressure - Bi-PAP)
  • Đang lọc máu hoặc mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (eGFR ≤ 15ml/phút)
 

Các bệnh trạng mạn tính nghiêm trọng 

Bạn thể được hưởng lợi từ việc điều trị nếu bạn mắc một hoặc nhiều bệnh trạng mạn tính nghiêm trọng. Khả năng điều trị cũng phụ thuộc vào độ tuổi của bạn việc bạn đã được chủng ngừa hay chưa. 

Ví dụ về các bệnh trạng mạn tính nghiêm trọng bao gồm: 

  • Đột quỵ 
  • Suy tim hoặc bệnh tim 
  • Bệnh thận hoặc bệnh gan mạn tính 
  • Bệnh phổi mạn tính chẳng hạn như COPD 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Các bệnh về thần kinh như Parkinson 

Cách nhận điều trị

Nếu bạn đã xem xét các tiêu chí và tin rằng mình sẽ được hưởng lợi từ việc điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ gia đình, y tá cao cấp hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn càng sớm càng tốt. Sú chậm trễ có thể có nghĩa là bạn không thể nhận được Paxlovid hoặc Remdesivir, vì việc điều trị phải được bắt đầu trong vòng 7 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện. 

Bạn không được đảm bảo sẽ được điều trị. Các phương pháp điều trị bằng Paxlovid và Remdesivir không phù hợp với tất cả mọi người và phải được một chuyên gia chăm sóc sức khỏe kê đơn. Tại bất kỳ giai đoạn nào, bác sĩ hoặc dược sĩ có thể quyết định rằng phương pháp điều trị không phù hợp với bạn.

Không có bác sĩ gia đình

Nếu bạn không có bác sĩ gia đình, y tá cấp cao hoặc bác sĩ chuyên khoa, hoặc không thể đặt được lịch hẹn trong vòng 3 ngày kể từ khi có các triệu chứng, bạn có thể yêu cầu điều trị thông qua Service BC.

Quy trình yêu cầu có 4 bước. Bạn phải hoàn thành từng bước. Đọc kỹ hướng dẫn và đảm bảo rằng bạn có tất cả các thông tin cần thiết.

 

Bước 1: Tự đánh giá qua mạng

Thời gian dự kiến: 15 phút


Để yêu cầu được điều trị, trước tiên bạn phải hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá.

Hoàn thành bản tự đánh giá của bạn

 

Bước 2: Cuộc gọi xác nhận

Thời gian dự kiến: 15 phút


Nếu các câu trả lời tự đánh giá của bạn cho thấy rằng bạn có thể được lợi từ việc điều trị, bạn sẽ được hướng dẫn gọi cho Service BC. Qua điện thoại, một nhân viên sẽ:

  • Yêu cầu bạn lặp lại câu trả lời của mình
  • Xác nhận rằng bạn đáp ứng các tiêu chí
  • Thu thập thêm thông tin để gửi cho nhóm chăm sóc sức khỏe

Bạn sẽ cần:

  • Số Sức khỏe Cá nhân (Personal Health Number - PHN) của bạn
  • Số điện thoại mà bạn có thể nhận cuộc gọi
  • Một địa chỉ cư trú để nhận thư

Sau đó, nhân viên Service BC sẽ tư vấn cho bạn về các bước tiếp theo. Nếu bạn có các câu hỏi về y khoa, nhân viên không được đào tạo để trả lời các câu hỏi đó. Bạn nên đợi để hỏi nhóm y tế trong quá trình đánh giá lâm sàng của mình.

 

Bước 3: Đánh giá lâm sàng

Thời gian dự kiến: trong vòng 3 ngày kể từ ngày bắt đầu quy trình


Bạn sẽ nhận được điện thoại từ một chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Họ sẽ: 

  • Xem lại thuốc và thông tin sức khỏe của bạn
  • Cung cấp thêm thông tin về các phương pháp điều trị bằng Paxlovid Remdesivir 

Bạn nên chuẩn bị để thảo luận:

  • Các loại thuốc và chế phẩm bổ sung nào bạn đang dùng
  • Bất kỳ tình trạng y khoa nào bạn có
  • Bất kỳ các thủ thuật y tế nào gần đây
  • Bất kỳ dị ứng nào bạn có

Nhóm y tế sẽ quyết định xem liệu việc bạn nhận điều trị có an toàn hay không.

 

Bước 4: Nhận điều trị

Thời gian dự kiến: trong vòng 5 ngày kể từ ngày bắt đầu quy trình


Nếu bạn được kê đơn Paxlovid, bạn sẽ nhận được hướng dẫn về cách nhận thuốc điều trị của mình.

Nếu bạn được đơn Remdesivir, bạn sẽ được hướng dẫn đến một sở chăm sóc sức khỏe tại địa phương để nhận điều trị thông qua truyền thuốc. 

 

Phải làm gì trong khi bạn chờ đợi

Trong khi chờ đợi quyết định về việc điều trị của bạn, hãy xem lại hướng dẫn của BCCDC về cách kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà.

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên ngay lập tức:

  • Gọi số 911
    Hoặc
  • Đến phòng khám chăm sóc khẩn cấp hoặc khoa cấp cứu

Thông tin dành cho những người không nhận được đơn thuốc điều trị

Nếu bạn được thông báo rằng phương pháp điều trị bằng Paxlovid hoặc Remdesivir không phù hợp với bạn, bạn nên:

Đối với những người không đáp ứng các tiêu chí để đủ điều kiện nhận Paxlovid do chính phủ tài trợ, một thử nghiệm lâm sàng hiện đang tuyển bệnh nhân ở B.C. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập CanTreatCovid.


Tôi cần sự trợ cấp

Hãy gọi: 1-888-268-4319  Có người thông dịch.

Điều trị: Nếu bạn cần được trợ giúp để hoàn thành việc tự đánh giá hoặc có thắc mắc về các phương pháp điều trị, hãy nhấn số 1 |7:30 sáng đến 8 giờ tối, 7 ngày một tuần

Thông tin chung: Thứ Hai đến Thứ Sáu, 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Ngày nghỉ theo luật định, 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.