Các loại Vắc-xin COVID-19 cho trẻ em
Các loại vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi đều an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
English | 繁體中文 | 简体中文 | Français | ਪੰਜਾਬੀ | فارسی | Tagalog | 한국어 | Español | عربى | Tiếng Việt | 日本語 | हिंदी | Українська | Русский
Cập nhật mới nhất: Ngày 11 tháng 2 năm 2023
Để có thông tin cập nhật nhất, hãy truy cập trang bằng tiếng Anh
Trên trang này:
- Đăng ký cho con bạn nhận liều 1
- Những điều sẽ xảy ra tại cuộc hẹn
- Các liều tiếp theo của con bạn
- Con tôi đã nhiễm COVID-19
- Tính an toàn của vắc-xin
- Bắt buộc phải có sự đồng ý cho mỗi trẻ
- Tài liệu dành cho trẻ em
- Tôi cần được giúp đỡ
Đăng ký cho con bạn nhận liều 1
Để đặt lịch hẹn chủng ngừa COVID-19 cho con của bạn, con bạn cần được đăng ký với hệ thống Nhận Vắc-xin của tỉnh. Đây cũng là hệ thống mà bạn dùng để đăng ký nhận vắc-xin cho chính mình.
Đăng ký ngay bây giờ Chỉ đăng ký cho con bạn một lần.
Bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống Nhận Vắc-xin khi đến lúc đặt lịch hẹn tiếp theo của con bạn.
Bổ sung con bạn vào tài khoản Health Gateway của bạn
Bổ sung con bạn là người phụ thuộc vào tài khoản Health Gateway của bạn để xem và tải xuống:
- Lịch sử chủng ngừa (các loại vắc-xin nào trẻ đã nhận được)
- Dự báo chủng ngừa (khi nào trẻ đến hạn chủng ngừa tiếp theo)
Đây là một phần trong lịch chủng ngừa định kỳ của con bạn
Vắc-xin ngừa COVID-19 là một phần quan trọng trong lịch chủng ngừa định kỳ của con bạn.
Con bạn có thể nhận vắc-xin ngừa COVID-19 cùng lúc với các loại vắc-xin cho trẻ em khác bao gồm vắc-xin cúm.
Những điều sẽ xảy ra tại cuộc hẹn
Hầu hết các cuộc hẹn đều được cung cấp tại các điểm chủng ngừa. Hãy lên kế hoạch để dành 15 đến 30 phút cho cuộc hẹn của con bạn. Nếu bạn có nhiều con, mỗi trẻ cần một cuộc hẹn.
Thông tin về vắc-xin cho trẻ em có sẵn để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn của con bạn:
- Trẻ em và chủng ngừa COVID-19 - Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh British Columbia (BCCDC)
- Vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 - HealthLink BC
Chích ngừa cúm cho con bạn tại cùng một cuộc hẹn
Bạn có thể đặt lịch hẹn để con bạn nhận vắc-xin ngừa COVID-19 và mũi tiêm/chích ngừa cúm miễn phí tại cùng một cuộc hẹn. Nếu con bạn gần đây đã nhận một liều vắc-xin ngừa COVID-19, đừng lo lắng. Bạn sẽ nhận được một lời mời khác để đặt lịch hẹn tiêm/chích ngừa cúm của con bạn.
Cơ quan y tế cộng đồng khuyến nghị tất cả mọi người nên chích ngừa cúm năm nay, để bảo vệ bản thân và con bạn không bị bệnh hô hấp trong những tháng mùa thu và mùa đông. Nếu con bạn từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể chọn nhận vắc-xin ngừa bệnh cúm bằng cách xịt mũi thay vì tiêm/chích.
Chuẩn bị trước khi đến nơi
Chuẩn bị cho con bạn để sẵn sàng cho cuộc hẹn:
- Nói chuyện với con bạn về việc chủng ngừa vắc-xin
- Mang theo xác nhận lịch hẹn và giấy tờ tùy thân của trẻ như Thẻ Dịch vụ BC (BC Services Card)
- Trẻ cần mặc áo ngắn tay
- Trẻ không cần phải nhịn ăn. Nên cho trẻ uống nước
Tiêm/chích
Chúng tôi muốn bạn và con bạn cảm thấy thoải mái:
- Khi bạn đến, cả hai đều có thể đặt câu hỏi
- Trong khi tiêm/chích, hãy sử dụng những thứ gây xao nhãng như xếp hình, video hoặc nói chuyện
- Mũi tiêm/chích sẽ hơi nhói hoặc buốt một chút nhưng chỉ mất vài giây
- Sau khi tiêm/chích, đợi trong khu vực quan sát khoảng 15 phút
Sau cuộc hẹn tiêm/chích vắc-xin
Cũng giống như người lớn và thanh thiếu niên, con bạn có thể gặp các phản ứng phụ sau khi chủng ngừa.
Các liều tiếp theo của con bạn
Khi đến lúc con bạn tiêm/chích liều tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi một lời mời đặt chỗ khác qua tin nhắn hoặc email. Cũng giống như cuộc hẹn đầu tiên, bạn sẽ chọn một địa điểm, ngày và giờ. Bạn sẽ nhận được một lời mời khoảng 56 ngày sau liều đầu tiên của con bạn, để nhận liều thứ hai.
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên sẽ được mời nhận một liều nhắc lại sáu tháng sau liều thứ hai của trẻ.
Con tôi đã nhiễm COVID-19
Trẻ nhỏ vẫn cần được chủng ngừa ngay cả khi trẻ đã nhiễm COVID-19.Nếu con bạn bị bệnh gần đây, trẻ có thể được chủng ngừa 8 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu hoặc trẻ có xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tính an toàn của vắc-xin
Bộ Y tế Canada đã phê duyệt hai loại vắc-xin mRNA cho trẻ em:
- Vắc-xin Pfizer-BioNTech Comirnaty được phê duyệt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
- Vắc-xin Moderna Spikevax được phê duyệt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên
Tất cả các loại vắc-xin ngừa COVID-19 cho người lớn và trẻ em đều tuân theo cùng một quy trình đánh giá và phê duyệt. Xem thông tin lâm sàng về việc chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em có tại Bộ Y tế Canada.
Liều lượng của các vắc-xin mRNA dành cho trẻ em
Trẻ em cần một liều vắc-xin nhỏ hơn để có được sự bảo vệ tương tự nhằm phòng tránh COVID-19.
Liều lượng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi
Vắc-xin mRNA của Pfizer và Moderna dành cho trẻ em sử dụng liều lượng ít hơn của cùng loại vắc-xin được sử dụng cho thanh thiếu niên và người lớn:
- Pfizer là liều 10 microgram, tức là một phần ba liều lượng dành cho người lớn
- Moderna là liều 50 microgram, tức là một nửa liều lượng dành cho người lớn
Nếu con bạn sắp bước sang tuổi 12, bạn có thể chờ và cho con mình nhận vắc-xin với lượng đầy đủ dành cho thanh thiếu niên và người lớn.
Liều lượng cho trẻ dưới 5 tuổi
Vắc-xin mRNA Pfizer và Moderna cho trẻ nhỏ sử dụng một liều lượng nhỏ hơn của cùng loại vắc-xin được sử dụng cho thanh thiếu niên và người lớn.
- Moderna là một liều 25 microgram, tức là một phần tư liều lượng dành cho người lớn
- Pfizer là một liều 3 microgram, tức là một phần mười của liều lượng dành cho người lớn
Vắc-xin Pfizer cho trẻ nhỏ cần 3 liều mới hoàn thành loạt vắc-xin chính.
Bắt buộc phải có sự đồng ý cho mỗi trẻ
Hãy cung cấp sự đồng ý tại cuộc hẹn tiêm/chích vắc-xin
Trẻ em phải có sự đồng ý thì mới được nhận vắc-xin COVID-19.
Sự đồng ý cho một trẻ có thể được cung cấp bởi:
- Cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc thay thế
- Người chăm sóc có quyền giám hộ như ông bà hoặc họ hàng
Chỉ cần một người cha/mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc thay thế cung cấp sự đồng ý. Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp sự đồng ý tại cuộc hẹn.
Tôi có câu hỏi về sự đồng ý của cha mẹ
Nếu cha mẹ đã ly hôn, ly thân hoặc chưa từng chung sống và không nhất trí với nhau về việc chủng ngừa cho con mình thì người cha/mẹ muốn cho con đi chủng ngừa phải:
- Là người giám hộ của trẻ theo Đạo luật Luật Gia đình (Family Law Act)
và - Có trách nhiệm của cha mẹ liên quan đến việc đồng ý hoặc từ chối các phương pháp điều trị y tế và liên quan đến sức khỏe
Cha mẹ không sống cùng nhau có thể có một thỏa thuận bằng văn bản hoặc lệnh của tòa án ghi rõ liệu một người hay cả hai người đều có trách nhiệm của cha mẹ. Những cha mẹ không chắc chắn có thể nên tìm sự tư vấn pháp lý về hoàn cảnh của họ.
Lệnh của tòa án có thể trao quyền giám hộ cho một người trưởng thành mà không phải là cha/mẹ.
Trong những trường hợp này, nếu người đó cũng có trách nhiệm của cha mẹ liên quan đến việc đồng ý hoặc từ chối các phương pháp điều trị y tế và liên quan đến sức khỏe, họ có thể đồng ý cho trẻ tiêm/chích vắc-xin.
Trẻ đang được áp dụng lệnh tạm thời, chăm sóc tạm thời, thỏa thuận tự nguyện hoặc lệnh không chăm sóc
Cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, với sự tham vấn từ nhân viên xã hội của con họ, quyết định xem con họ có nên được chủng ngừa hay không.
Có 2 lựa chọn cho việc đăng ký:
- Cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có thể đăng ký cho con của họ
- Nhân viên xã hội của trẻ có thể đăng ký cho trẻ, với sự đồng ý của cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp
Chuyển quyền giám hộ vĩnh viễn (54.1/54.01)
Các bên cung cấp dịch vụ chăm sóc là người giám hộ hợp pháp và có thể đưa ra sự đồng ý.
Trẻ em đang được áp dụng lệnh tiếp tục giám hộ (continuing custody order - CCO)
Nhân viên xã hội của trẻ có thể cung cấp sự đồng ý bằng lời nói cho người chăm sóc thay thế hoặc người chăm sóc.
Sau đó, người chăm sóc thay thế hoặc người chăm sóc có thể đăng ký cho trẻ và đưa trẻ đến cuộc hẹn để tiêm/chích vắc-xin.
Bạn có thể liên hệ với Văn phòng Dịch vụ Trẻ em & Gia đình tại địa phương nếu bạn có thắc mắc
Nghỉ làm
Chủ lao động của bạn phải cho phép bạn nghỉ mà vẫn được đảm bảo công việc để đưa con đi tiêm/chích vắc-xin COVID-19. Bạn sẽ không bị mất việc do việc nghỉ phép này.
Nếu cần, bạn có thể đổi lịch hẹn qua mạng..
Nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đưa con bạn đi
Nếu bạn không thể đưa con mình đến cuộc hẹn, bạn có thể ủy quyền cho người trưởng thành khác để họ cung cấp sự đồng ý.
Để làm điều này, bạn phải cung cấp một bản ghi có thông tin sau:
- Tên của cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp đang ủy quyền của họ cho một người trưởng thành khác
- Tên của trẻ
- Ngày sinh của trẻ
- Tên của người trưởng thành được ủy quyền để đồng ý
- Chữ ký của cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp đang ủy quyền của họ cho người trưởng thành khác
- Ngày bản ghi đã được ký
- Thông tin liên hệ của cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp
Tài liệu dành cho trẻ em
Nói chuyện với con bạn về COVID-19 và việc chủng ngừa là điều quan trọng.
Truyện tranh vắc-xin là siêu anh hùng
Bạn có thể cùng con mình in ra và tô màu trong truyện tranh này trước buổi hẹn.
Huy hiệu để trẻ tô màu
Con bạn có thể tô màu huy hiệu siêu anh hùng của riêng mình khi đi chủng ngừa.
Tôi cần được giúp đỡ
Chúng tôi khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn cũng có thể gọi đến HealthLink BC để nói chuyện với một y tá.
Gọi số: 8-1-1 | Bảy ngày một tuần, 24 giờ một ngày, có người phiên dịch
Nhìn chung, trẻ em có hệ miễn dịch bị suy giảm từ vừa phải đến nghiêm trọng sẽ có phản ứng kháng thể thấp hơn sau hai liều vắc-xin COVID-19. Liều thứ ba giúp tạo ra các kháng thể cần thiết để bảo vệ trẻ phòng tránh COVID-19.
Hệ thống Get Vaccinated của tỉnh sẽ liên hệ với bạn về cách thức và thời điểm đặt hẹn liều thứ ba cho con bạn, khoảng 4 tuần sau khi trẻ nhận được liều thứ hai. Nếu bạn tin rằng con bạn đáp ứng các tiêu chí và bạn chưa được liên hệ, hãy hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Tiêu chí để nhận liều 3 cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch từ vừa phải đến nghiêm trọng
Cấy ghép
- Con bạn đã được cấy ghép nội tạng rắn (tim, phổi, gan, thận, tuyến tụy hoặc tế bào tụy tạng, ruột hoặc sự kết hợp của nhiều loại)
Bệnh ung thư
- Trong năm qua, con bạn đã được điều trị toàn thân cho một bệnh ác tính về máu, bao gồm chất kháng CD20, hoặc các liệu pháp làm suy giảm tế bào B khác
- Trong hai năm qua, con bạn đã được ghép tủy xương, cấy ghép tế bào gốc, CAR-T hoặc vẫn đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Trong 6 tháng qua, con bạn đã được điều trị toàn thân chống ung thư cho các khối u rắn, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Các thuốc hóa học có tính chất gây độc tế bào
- Liệu pháp nhắm mục tiêu phân tử
- Liệu pháp miễn dịch
- Kháng thể đơn dòng
- Các chất điều chỉnh xương được sử dụng trong trường hợp bệnh di căn
- Steroid liều cao (ví dụ như lượng tương đương >20mg/ngày trong hơn 1 tháng nhưng loại trừ bệnh nhân chỉ được điều trị nội tiết tố hoặc điều chỉnh xương để bổ trợ)
- Trong 3 tháng gần đây, con bạn đã hoặc đang được xạ trị ung thư
Trẻ em có hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi các liệu pháp ức chế miễn dịch mà trẻ dùng
Con bạn đang dùng steroid liều cao hoặc các loại thuốc khác được biết là có thể ức chế hệ miễn dịch của trẻ. Có nhiều tình trạng mạn tính mà có thể bắt buộc con bạn phải dùng những loại thuốc này. Thời điểm con bạn dùng thuốc lần gần nhất là rất quan trọng. Hãy cân nhắc kỹ thời điểm (hoặc các ngày) khi xem danh sách.
- Những liệu pháp điều trị nhận được trong năm qua:
- Chất kháng CD20 hoặc các chất tương tự:
rituximab, ocrelizumab, ofatumumab, obinutuzumab, ibritumomab, tositumomab - Chất gây suy giảm tế bào B hoặc chất tương tự:
epratuzumab, MEDI-551, belimumab, BR3-Fc, AMG-623, atacicept, anti-BR3, alemtuzumab
- Chất kháng CD20 hoặc các chất tương tự:
- Những liệu pháp điều trị nhận được trong 3 tháng qua:
- Chất sinh học:
abatacept, adalimumab, anakinra, benralizumab, brodalumab, canakinumab, certolizumab, Dupilumab, etanercept, golimumab, guselkumab, infliximab, sản phẩm interferon (alpha, beta và các dạng pegylated), ixekizumab, dupilumab, etanercept, golimumab, guselkumab, infliximab, các sản phẩm interferon (alpha, beta và các dạng pegylated), ixekizumab, mepolizumab, natalizumab, omalizumab, resilizumab, risankizumab, sarilumab, secukinumab, tildrakizumab, tocilizumab, ustekinumab, hoặc vedolizumab - Thuốc uống ức chế miễn dịch:
azathioprine, baricitinib, cyclophosphamide, cyclosporine, leflunomide, dimethyl fumerate, everolimus, fingolimod, mycophenolate, siponimod, sirolimus, tacrolimus, tofacitinib, upadacitinib, methotrexate, or teriflunomide - Steroid đường uống hoặc đường tiêm/chích trong thời gian > 14 ngày:
dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone, hoặc liều prednisone ở mức tương đương (tức là những người dùng ≥20 mg mỗi ngày hoặc ≥2mg/kg mỗi ngày nếu trọng lượng cơ thể <10 kg) - Tiêm/truyền chất ức chế miễn dịch:
cladribine, cyclophosphamide, glatiramer, methotrexate - Steroid liều cao ngắt quãng được dùng để ức chế miễn dịch trước khi điều trị thay thế enzym bằng cách truyền qua tĩnh mạch
- Chất sinh học:
Thận/bệnh thận
- Con bạn đang lọc máu (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc)
- Con bạn bị bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (eGFR <15ml/phút)
- Con bạn bị viêm cầu thận và đang được điều trị bằng steroid
Những tình trạng suy giảm miễn dịch khác
- Con bạn bị suy giảm miễn dịch nguyên phát đã được bác sĩ miễn dịch nhi khoa chẩn đoán
- Con của bạn đã từng mắc bệnh trước đó do AIDS hoặc nhiễm HIV, với:
- Lượng CD4 trước ≤ 200/mm3
- Tỷ lệ CD4 trước ≤ 15%
- Bất kỳ tải lượng vi-rút huyết tương nào có thể phát hiện được trong năm qua
Hãy gọi điện đến tổng đài nếu bạn có câu hỏi về việc tiêm/chích vắc-xin cho con mình.
Gọi: 1-833-838-2323 Thứ hai đến thứ Sáu 7:00 giờ sáng đến 7:00 giờ tối giờ
Ngoài Canada và Hoa Kỳ: 1-604-681-4261